Tại các doanh nghiệp, máy tính văn phòng là thiết bị không thể thiếu, là thiết bị phục vụ nhiều công việc trong doanh nghiệp bao gồm: Kế toán, làm văn bản, IT, thiết kế đồ họa…
Trong đó việc lắp đặt máy tính văn phòng đồ họa là có nhiều yêu cầu và đòi hỏi khắt khe nhất! Điều mà các doanh nghiệp luôn phải chú ý trước khi đầu tư, tránh lãng phí hoặc mua nhầm sản phẩm không ưng ý.
Trong bài viết này XZONE – Trung tâm máy tính & Camera an ninh sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất để các bạn, chủ doanh nghiệp có thể chọn được sản phẩm như mong muốn.
Quá trình lắp đặt máy tính văn phòng đồ hoạ bao gồm việc lựa chọn cấu hình máy tính phù hợp, mua các linh kiện từ các nhà cung cấp uy tín, lắp ráp các linh kiện vào case máy tính, cài đặt hệ điều hành và các phần mềm cần thiếtMáy tính văn phòng đồ họa là gì?
Máy tính văn phòng đồ họa được hiểu là bộ máy tính được sử dụng ở nơi công sở, trường học, với mục đích phục vụ giải quyết các công việc liên quan đến thiết kế đồ họa của doanh nghiệp và cá nhân người dùng.
Khác với máy tính văn phòng cơ bản, máy tính văn phòng của các doanh nghiệp và cá nhân người dùng thiết kế đồ họa phải có cấu hình và hiệu năng cao để sử dụng được các phần mềm thiết kế đồ họa một cách mượt mà, tốt nhất.
Những điều cần lưu ý trước khi lắp đặt máy tính văn phòng đồ họa
Bộ xử lý của máy tính văn phòng đồ họa
CPU là linh kiện quan trọng đầu tiên mà bạn phải nghĩ đến trước khi lắp đặt máy tính văn phòng đồ hoạ.
Đây là một thành phần chính, là thứ giúp máy tính của bạn đảm nhiệm được khối lượng công việc lớn và đòi hỏi yêu cầu cao trong ngành thiết kế đồ họa.
Do đó, một bộ xử lý với 6 lõi hoặc 8 lõi sẽ tăng cường được khả năng xử lý.
AMD được ưu tiên sử dụng hơn hẳn do giá trị mà chúng đem đến, giúp máy tính có hiệu suất tốt hơn và quản lý nhiệt tổng thể cực tốt.
Tuy nhiên, việc sử dụng bộ xử lý Intel cũng được coi là sự lựa chọn tốt khi bạn biết kết hợp các linh kiện phù hợp và phần mềm thiết kế đồ họa chuyên nghiệp hiện nay: Adobe Photoshop, Adobe Illustrator…
Những yếu tốt để chọn bo mạch chủ cho việc lắp đặt máy tính văn phòng đồ họa
- Lựa chọn nhà sản xuất
Về hãng của bo mạch chủ trên thị trường hiện nay có rất nhiều linh kiện máy tính của các nhà sản xuất khác nhau như là Intel, Gigabyte, Asus, MSI…
Bạn nên lựa chọn nhà sản xuất nào có sự uy tín lâu năm một chút như thế chất lượng của mainboard cũng sẽ được đảm bảo hơn.
- Phân loại theo nhu cầu sử dụng
Yếu tố này còn tùy theo nhu cầu làm việc của bạn. Ví dụ bạn thiết kế đồ họa cần Render 3D, Render Videos 4K… thì cần những card đồ họa hiệu năng cao như: RTX3050, RTX3060, RTX3080…
Hoặc thậm chí là sự hỗ trợ từ 2 card đồ họa cao, lúc đó bạn cần một chiếc bo mạch chủ đáp ứng đủ cho những nhu cầu đó.
Tùy thuộc theo kinh tế và nhu cầu mà bạn có thể sử dụng dòng main B660 tầm trung hoặc sữ dụng main cao cấp Z690 hoặc Z790 mới nhất hiện nay.
- Những đánh giá khách quan từ người sử dụng trước
Bạn nên tham khảo những người đã từng sử dụng qua những mẫu sản phẩm đó để có thể biết được trong quá trình sử dụng có gặp vấn đề trục trặc gì không.
Hãy lên những diễn đàn hỏi đáp hay seach google các bài test đánh giá về chiếc mainboard đó để có được những đánh giá khách quan nhất về sản phẩm mình cần mua.
- Thông số kỹ thuật bạn cần đặc biệt quan tâm khi chọn bo mạch chủ
Đây là những thông số bạn cần đặc biệt chú ý trên một chiếc Mainboard bởi đây là nơi bạn sẽ cắm tất cả các thiết bị khác trên đó.
Vì vậy bạn cần chú ý để lựa chọn sao cho phù hợp với thiết bị còn lại và không gây ra xung đột với những thiết bị khác trong quá trình sử dụng, hoặc hướng đầu tư của bạn sau này tất cả đều phụ thuộc vào nó hãy đặc biệt chú ý bạn nhé.
Chúng tôi sẽ lấy ví dụ cụ thể để bạn dễ dàng nắm được những điều đơn giản này hơn, nếu như chọn chiếc mainboard có tên Gigabyte B75M – D3H vậy những thông số kỹ thuật của chiếc mainboard này sẽ cho ta biết như sau:
CPU: Loại mainboard này hỗ trợ CPU I9 ,I7 , I5 , I3.
Socket: Nếu trên Socket ghi là LGA1700 có nghĩa là bạn sẽ phải mua CPU có Socket là 1700 thì Mainboard mới nhận nếu như bạn mua khác Socket nó hỗ trợ thì khi bạn cắm vào sẽ sai chân và hỏng luôn cả CPU.
Cache: L3 cache là bộ nhớ tạm thời. Chức năng này chỉ có tác dụng là khi máy tính của bạn hoạt động liên tục không tắt thì nó mới phát huy hết được tác dụng.
Nó có chức năng rất ưu việt đó là lưu bộ nhớ tạm thời. Còn nếu bạn thường xuyên tắt mở máy thì chức năng này trở nên không còn tác dụng là mấy và rất vô nghĩa.
Hỗ trợ được cắm Ram: Về hỗ trợ cắm bao nhiêu thanh Ram là hợp lý thì bạn hãy nhìn vào hình của nó để nhận biết.
Ở đây nó hỗ trợ bạn 4 khe cắm có nghĩa là bạn muốn cắm max thì bạn cần mua 4 thanh Ram mỗi thanh sẽ là 8GB (Max 64GB).
Một lời khuyên chân thành từ chúng tôi đó là bạn nên chọn main hỗ trợ Ram DDR4 để dễ dàng nâng cấp về sau nhé.
Card màn hình: Nếu bạn là dân chuyên thiết kế đồ họa hoặc nhu cầu sử dụng cần cấu hình cao thì bạn không nên chọn card màn hình tích hợp Onboard.
Mà thay vào đó bạn nên chọn mainboard nào có thể hỗ trợ card rời. Và nếu bạn lỡ chọn Card Onboard rồi thì bạn chỉ còn cách lắp thêm Card rời vào mà thôi.
Nhưng vậy cũng không tốt cho lắm bởi vì CPU phải cùng lúc hỗ trợ 2 card thành ra hiệu suất hoạt động giảm xuống.
Bộ làm mát CPU cho máy tính văn phòng đồ họa
Công việc thiết kế đồ họa đòi hỏi một tốc độ xử lý cao, máy sẽ nhanh nóng hơn bao giờ hết. Do đó, chuẩn bị một bộ làm mát CPU trước khi tiến hành lắp đặt máy tính văn phòng đồ họa là điều bạn nên chú ý.
Hầu hết các bộ xử lý thì đều có quạt mát đi kèm.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng bộ xử lý Intel cao cấp, thì một bộ làm mát CPU bằng tản khí hoặc tản chất lỏng (AIO) đặc biệt là các dòng cpu dòng K của intel trở lên hầu như ngốn điện và rất nóng đó là dòng CPU đa nhân và đa luồng phù hợp cho việc chơi game và nhu cầu thiết kế đồ họa.
RAM
Ram: Tùy theo bo mạch chủ mà bạn đã lựa chọn sẽ hỗ trợ bạn loại Ram khác nhau như: DDR3, DDR4 và DDR5.
Bus: Nếu bạn chọn mainboard hỗ trợ tối đa bao nhiêu Bus giả sử ở đây là 2666 thì bạn nên mua CPU và Ram cũng hỗ trợ 2666 tương ứng để có thể phát huy hết công suất phần cứng.
Đặc biệt là dòng RAM DDR5 sẽ là sự lựa chọn khác biệt trong việc thế kế đồ họa dòng ram này sẽ hỗ trợ tối đa cho việc thiết kế đồ họa giúp giảm thời gian Render.
So với dòng ram DDR4 hoặc bạn có thể sử dụng dòng Ram DDR4 BUS 3200 cho phù hợp kinh tế..
SSD
Các tệp cũng như ứng dụng, phần mềm thiết kế đồ họa khá nặng. Vì vậy, một dung lượng lưu trữ có thể đầy một cách nhanh chóng.
Do đó, để phù hợp nhất với máy tính văn phòng đồ họa, bạn nên sử dụng một ổ cứng SSD NVME v2 hoặc SSD SATA III 500TB trở lên và thêm một ổ cứng ngoài HDD nữa bạn nhé.
VGA – Card màn hình
Nhắc đến đồ hoạ, dĩ nhiên bạn phải cần một card màn hình tốt giúp các phần mềm thiết kế đồ họa cung cấp được đầy đủ tính năng, tốc độ và sản phẩm đầu ra một cách hoàn hảo.
Vì vậy, ngoài việc vẽ các pixel trên màn hình, card đồ họa còn giúp tăng tốc quy trình thiết kế.
Bạn có thể lưu ý một số card đồ họa hàng đầu hiện nay cho việc lắp đặt máy tính văn phòng đồ hoạ như: Nvidia Quadro RTX 4000, AMD Radeon RX 6800, NVIDIA GeForce RTX 3060, NVIDIA GeForce RTX 3080.
Case máy tính văn phòng đồ họa
Vỏ case là linh kiện bên ngoài thể hiện tính thẩm mỹ của máy tính, có tác dụng bao bọc, giữ mới và tránh tác động từ bên ngoài. Vì thế, kiểu dáng và kích thước là yếu tố cần được quan tâm đầu tiên khi lắp đặt máy tính văn phòng đồ hoạ.
Hiện nay có 4 máy loại case máy tính được Designer Việt Nam sử dụng phổ biến đó là: Full tower, mid tower, micro tower, case dạng hộp.
Với Mainboard cỡ lớn thì bạn nên ưu tiên lựa chọn Case máy tính lớn với không gian rộng và các chân đế phù hợp.
Ngoài ra, với một số Mainboard cỡ nhỏ như micro ATX hay mini ITX thì một số dòng case mini là sự lựa chọn vô cùng hoàn hảo.
Một yếu tố nữa không thể bỏ qua đó là kích thước của vỏ case. Designer cần căn cứ vào mức độ sử dụng nguồn máy tính mà có thể lựa chọn vỏ case tương ứng.
PSU – Nguồn máy tính
Để phục vụ cho công việc thiết kế đồ họa của dân văn phòng, nguồn điện tối thiểu sẽ là 750W và nên tối đa là 1000W là đủ. Bộ cấp nguồn mô-đun là bộ nguồn mang đến cho bạn sự tự do cũng như thuận tiện hơn.
Đặc biệt khi chọn 1 bộ nguồn bạn nên chú ý công suất tiêu thụ điện của CPU, tản nhiệt cho CPU và công suất tiêu thụ điện của VGA đặc biệt các dòng card có công suất tiêu thụ điện cao nên chọn 1 cục nguồn tương ứng để đánh hỏng hóc các linh kiện cho việc cung cấp điện cho các linh kiện.
Bên cạnh đó, việc đảm bảo một nguồn điện chất lượng, được đạt chuẩn theo yêu cầu như PLUS 80 GOLD và được đánh giá cao về độ tin cậy là điều cần thiết. Một bộ nguồn tốt sẽ giúp bạn an tâm hơn khi lắp đặt máy tính văn phòng đồ hoạ.
Về màn hình của máy tính văn phòng đồ hoạ
Màn hình cho dân thiết kế đồ họa được yêu cầu cao hơn hẳn do nó phải thể hiện chính xác màu sắc được hiển thị trên màn hình, cũng là thiết bị chiếm nhiều kinh phí nhất khi bạn quyết định lắp đặt máy tính văn phòng đồ hoạ.
Vì thế, màn hình PC nào đáp ứng được hiệu chỉnh màu phần cứng, xử lý màu chuyên nghiệp, độ sâu bit cao hơn đến 10bit… thì sẽ là lựa chọn thích hợp cho bạn.
Lời kết
Trên đây là tổng hợp những thông tin lưu ý khi lắp đặt máy tính văn phòng đồ họa mà chúng tôi đã chắt lọc.
XZONE – Trung tâm máy tính & Camera an ninh cũng là đơn vị cung cấp các sản phẩm thiết bị công nghệ thông tin, máy tính văn phòng, máy tính đồ hoạ tại Đồng Nai.
Ngoài ra, nếu bạn muốn build cho mình một bộ máy tính chơi game tốt, có thể chiến game mượt mà, thì hãy liên hệ với chúng mình hoặc đến showroom để có thể chọn mua được một bộ phù hợp với giá tốt nhất nhé.